Ủy trị thuộc Pháp trước Hiệp định độc lập Pháp-Syria Cộng_hòa_Syria_(1930–1958)

Các nghiên cứu của một hiến pháp mới đã được thảo luận bởi một hội đồng lập hiến được bầu vào tháng 04 năm 1928, đa số thành viên khối dân tộc hội động ủng hộ sự độc lập và nhấn mạnh về việc thêm một số điều khoản "không duy trì những đặc quyền về sự ủy trị", hội đồng được giải tán vào ngày 09 Tháng 08 năm 1928. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1930, Quốc gia Syria đã được tuyên bố trở thành Cộng hòa Syria và một hiến pháp mới của Syria được ban hành bởi cao ủy Pháp, trong cùng một thời gian với Hiến pháp Lebanon, Règlement du Sandjak d'Alexandrette , Quy chế của Chính phủ Alawi, Quy chế của Quốc gia Jabal Druze[2]. Một lá cờ mới cũng đã được đề cập trong hiến pháp này: Lá cờ Syria bao gồm chiều dài được tăng gấp đôi chiều cao. Lá cờ bao gồm ba dải kích thước bằng nhau, trên cùng là màu xanh lá cây, ở giữa màu trắng và dưới cùng là màu đen. Phần màu trắng chứa ba ngôi sao năm cánh màu đỏ xếp hàng ngang ở giữa[3][4].

Trong khoảng tháng 12 năm 1931 và tháng 01 năm 1932, cuộc bầu cử đầu tiên theo hiến pháp mới được tổ chức, theo một luật mới đã bầu cử quy định "các đại diện của các tôn giáo thiểu số" được áp đặt bởi Điều 37 của Hiến pháp.[4] Khối dân tộc đã thành nhóm thiểu số tại cuộc họp mới của đại biểu với chỉ có 16 đại biểu trong tổng số 70, do gian lận phiếu bầu bởi tác động của Pháp[5]. Trong số các đại biểu cũng có ba thành viên là Kurd theo chủ nghĩa dân tộc Xoybûn (Khoyboun), Khalil bey Ibn Ibrahim Pacha (Tỉnh Al-Jazira), Mustafa bey Ibn Shahin (Jarabulus) và Hassan Aouni (Kurd Dagh)[6]. Vào cuối năm nay, vào khoảng từ ngày 30 tháng 03 đến ngày 06 tháng 04 diễn ra cuộc bầu cử bổ sung[7].

Trong năm 1933, Pháp đã cố gắng áp dụng một hiệp ước độc lập bị nhiều sự phản đối Pháp. Khi Pháp hứa hẹn trao trả dần nền độc lập nhưng vẫn giữ cho Pháp kiểm soát vùng núi Syria. Người đứng đầu nhà nước Syria tại thời điểm đó là một con rối của Pháp, Ali Bay Muhammad 'al-'Abid. Việc chống đối mãnh mẽ đến hiệp ước này được khởi xướng bởi nhà lãnh đạo của chủ nghĩa dân tộc và nghị sĩ Hashim al-Atassi, người được cho là đã kêu gọi một cuộc tổng đình công vào năm 1936 để phản đối. Liên minh chính trị của Atassi với Khối dân tộc, đã kêu gọi được sự ủng hộ rộng khắp. Bạo loạn, biểu tình nổ ra và gây bế tắc cho nền kinh tế.